Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 25-27/11/2024

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng ngày 20/11/2024, Đức Thánh Cha đã nhắc đến kỷ niệm một ngàn ngày kể từ khi cuộc chiến bùng nổ ở Ucraina và kêu gọi ngừng chiến. Ngài đã gọi kỷ niệm một ngàn ngày cuộc chiến ở Ucraina là “một ngày kỷ niệm bi thảm đối với các nạn nhân và sự tàn phá mà nó gây ra. Nhưng đồng thời cũng là một thảm họa đáng xấu hổ cho toàn nhân loại”. 

Ngài nói tiếp: “Tuy nhiên, điều này không được ngăn cản chúng ta tiếp tục ở bên cạnh những người dân Ucraina đang bị giày xéo, cầu xin hòa bình và làm việc để vũ khí nhường chỗ cho đối thoại và xung đột nhường chỗ cho sự gặp gỡ”.

Trong lá thư của một công dân Ukraine trẻ trung, một sinh viên gửi cho ngài nhân dịp 1000 ngày này, lá thư được ngài đọc vào cuối buổi triều kiến chung Thứ Tư 21/11/2024, đã cho thấy quả thực là "thời thế tạo anh hùng", ở chỗ, nơi con người hùng trẻ trung này sự dữ chẳng những đã không hạ gục được anh ta, trái lại còn được biến thành sự lành, một sự lành thắng vượt sự dữ, qua những cảm nhận thấm đậm đức tin và tràn đầy đức ái tiêu biểu như sau:

“Thưa cha, vào thứ Tư khi cha sẽ nhớ về đất nước của con và khi cha có cơ hội nói với cả thế giới vào ngày thứ một ngàn của cuộc chiến tranh khủng khiếp này, xin cha không chỉ nói về những đau khổ của chúng con mà còn làm chứng cho đức tin của chúng con: ngay cả khi không hoàn hảo, giá trị của đức tin không hề suy giảm, bởi vì đức tin vẽ chân dung Chúa Kitô Phục Sinh bằng những nét vẽ đau đớn.... qua nỗi đau này, con học được cách yêu thương nhiều hơnNỗi đau không chỉ là con đường dẫn đến giận dữ và tuyệt vọng; nếu dựa vào đức tin, nỗi đau là một người thầy giỏi dạy yêu thương.

“Thưa cha, nếu sự đau đớn khiến chúng ta đau khổ, chính bởi vì chúng ta yêu thương; vì vậy, khi cha nói về nỗi đau của chúng con, khi cha nhớ đến một ngàn ngày đau khổ, xin cũng nhớ đến một ngàn ngày yêu thương bởi vì chỉ có tình yêu, đức tin và hy vọng mới mang lại ý nghĩa đích thực cho những thương tích của chúng con”.

Với tâm tình tri ân cảm tạ LTXC đã tỏ mình ra qua tâm tình của người sinh viên trẻ Ukraine đã biết lợi dụng đau khổ và sự dữ để sống "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6) như thế, và cầu xin cho chính chúng ta cũng như cho thành phần nạn nhân thời cuộc cũng cảm nhận được tâm tình ân tình thánh tuyệt vời này, chúng ta cùng nhau tiếp tục theo dõi tình hình GHHT trong thời khoảng 3 ngày qua ở những được kết nối tùy nghi sau đây:

GIÁO HỘI

Tiếp kiến chung 27/11/2024 - Phúc Âm là tin vui; chúng ta không thể loan báo với gương mặt chảy dài và u

ĐTC Phanxicô: Văn kiện chung kết của Thượng HĐGM phải được đón nhận như huấn quyền của Giáo hoàng

Đức Thánh Cha kêu gọi các quốc gia tham gia Công ước cấm mìn sát thương

Các cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha trong mùa Giáng Sinh 2024

ĐTC Phanxicô: Giáo hội đồng hành với các gia đình gặp khó khăn trong hôn nhân

ĐTC Phanxicô: Đối thoại là con đường duy nhất cho hòa bình tại Thánh Địa

Đức Thánh Cha: Hiệp ước Hoà bình và Tình bạn của Argentina và Chile là mô hình

Tạp chí mới “Quảng trường Thánh Phêrô”. Mỗi tháng một câu trả lời của Đức Thánh

“Thẻ các dịch vụ” dành cho các tín hữu hành hương Năm Thánh

Các giám mục Philippines tái khẳng định tình liên đới với các di dân Philippines đang chờ án tử hình

Nhà nguyện Lòng Thương Xót Chúa ở Thái Lan mang Laudato si' vào cuộc sống

Hàng triệu tín hữu Ấn Độ sẽ kính viếng thánh tích của Thánh Phanxicô Xaviê

Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp sẽ được phong chân phước

HIỆN THẾ

Nhóm G7 rối bời với các cuộc chiến tranh khắp thế giới khi ông Biden sắp mãn nhiệm

Đông Âu

Nga thừa nhận tên lửa ATACMS làm hư hại hệ thống S-400, đang...

Vì sao tên lửa không thể bị bắn hạ của Nga chỉ gây thiệt hại nhỏ ở Ukraine?

NATO xem xét khả năng tấn công phủ đầu Nga

Quan chức EU: Tương lai châu Âu đang gặp nguy hiểm

Lính đào ngũ Nga tiết lộ bí mật bảo vệ căn cứ vũ khí hạt nhân

Nhiều người Triều Tiên đào tẩu muốn sang Ukraine để tác động tâm lí đồng hương

Hoa Kỳ: Ê-kip của Trump và Biden phối hợp tìm giải pháp cho cuộc chiến Ukraina

Putin « leo thang quân sự » trước khi mặc cả với Mỹ chấm dứt chiến tranh Ukraina

Các nhà hoạt động đối lập lưu vong người Nga tuần hành phản đối Putin tại Đức

Pháp cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa tập kích vào đất Nga

Trung Đông

Israel bật đèn xanh hoàn tất thỏa thuận ngừng bắn với Liban

Phấn khích sau chiến thắng của Trump, những người định cư Israel hy vọng sẽ thâu tóm khu Bờ Tây

Biển Đông

Mỹ nghiên cứu bố trí tên lửa tại Nhật Bản trong trường hợp khủng hoảng Đài Loan

Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động gián điệp và gây bất ổn trên toàn cầu

Trump tái xuất: Chuyên gia Trung Quốc nói Bắc Kinh có cơ hội lớn ở Biển Đông

Việt Nam

USCIRF: Chính quyền VN khống chế, đàn áp tự do tôn giáo thông qua các nhóm do họ điều khiển

Trung ương Đảng họp bất thường, quyết tinh gọn hệ thống chính trị

Vì sao cử tri Việt ở Little Saigon vẫn ‘trung thành’ với Cộng Hòa?

Tô Lâm: Kẻ luôn luôn đeo mặt nạ ra diễn tuồng

CSVN ép Facebook, Google, Tiktok khóa các trang ‘chống phá’

Việt Nam chuẩn bị “địa bàn” tránh để Trump lại coi là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”

Nhân bản & Thiên tai

Dân Hà Nội ngán ngẩm phải sống trong không khí ‘bẩn’

Dự báo thời tiết cảnh báo bão mùa Đông trên khắp Hoa Kỳ trong tuần Lễ Tạ ơn

Chính quyền Trump 2.0: Nhiều ý thức hệ đằng sau bức màn 'Nước Mỹ trên hết'

Gần một nửa giới trẻ Hàn Quốc ủng hộ có con mà không cần kết hôn

2024, năm kinh hoàng đối với các nhà hoạt động nhân đạo

Liên Hiệp Quốc : 85.000 phụ nữ bị giết hại trong năm 2023


Tiếp kiến chung 27/11: Phúc Âm là tin vui - Không thể loan báo với gương mặt chảy dài và u sầu

Trong buổi tiếp kiến chúng sáng thứ Tư ngày 27/11/2024, nhắc lại lời của Thánh Phaolô, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu “hãy luôn vui trong niềm vui của Chúa”. Ngài nói rằng Phúc Âm là tin vui; chúng ta không thể loan báo với khuôn mặt chảy dài và u sầu. Trái lại, chứng tá của chúng ta về “niềm vui của Tin Mừng” giúp những người xung quanh chúng ta tìm thấy sự bình an cho trái tim khắc khoải của họ và, tìm thấy trong Chúa Kitô, ý nghĩa mới cho cuộc sống của họ.

Vatican News 

Tiếp tục loạt bài giáo lý về Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo hội, Đức Thánh Cha đã suy tư về các “hoa trái của Chúa Thánh Thần”, kết quả của sự hợp tác tự do của chúng ta với ân sủng của Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt, ngài suy tư về niềm vui, là một trong những hoa trái này.

Đức Thánh Cha nói rằng trái ngược với những niềm vui phù du của thế gian, Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta một niềm vui sâu sắc và lâu dài phát sinh từ sự hiện diện của Người trong tâm hồn chúng ta. Niềm vui của tình yêu Thiên Chúa không chỉ lấp đầy cuộc sống của chúng ta mà còn truyền cảm hứng cho chúng ta chia sẻ niềm vui đó với những người khác.

Ngài cầu nguyện để chứng tá của chúng ta về “niềm vui của Tin Mừng” giúp những người xung quanh chúng ta tìm thấy sự bình an cho trái tim khắc khoải của họ và, tìm thấy trong Chúa Kitô, ý nghĩa mới cho cuộc sống của họ.

Buổi tiếp kiến bắt đầu với đoạn thư Thánh Phaolô gửi các tín hữu Philípphê (Pl 4,4-7):

Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu.

Và sau đó Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý như sau:

Mọi người có thể và phải có lòng bác ái, kiên nhẫn, khiêm tốn, xây dựng hòa bình

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Sau khi nói về ơn thánh hóa và các đặc sủng, hôm nay tôi muốn tập trung vào thực tại thứ ba. Thực tại đầu tiên là ơn thánh hóa; thực tại thứ hai là các đặc sủng, và thực tại thứ ba liên quan đến hoạt động của Chúa Thánh Thần: “các hoa trái của Chúa Thánh Thần”. Hoa trái của Chúa Thánh Thần là gì? Thánh Phaolô đưa ra một danh sách trong Thư gửi tín hữu Galát. Ngài viết: “Hoa quả của Thần Khí là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (5,22). Có 9 hoa trái của Chúa Thánh Thần. Nhưng “hoa trái của Chúa Thánh Thần” là gì?

Không giống như các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho bất cứ ai Người muốn và khi nào Người muốn vì lợi ích của Giáo hội, các hoa trái của Chúa Thánh Thần - tôi nhắc lại: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ - là kết quả của sự cộng tác giữa ân sủng và tự do của chúng ta. Những hoa trái này luôn diễn tả tính sáng tạo của con người, trong đó “đức tin hoạt động nhờ đức ái” (Gl 5,6), đôi khi theo cách đáng ngạc nhiên và vui tươi. Không phải mọi người trong Giáo hội đều có thể là tông đồ, ngôn sứ, thánh sử; nhưng tất cả mọi người, không có sự phân biệt, đều có thể và phải có lòng bác ái, kiên nhẫn, khiêm tốn, xây dựng hòa bình, v.v. Vâng, tất cả mọi người phải có lòng bác ái, phải kiên nhẫn, khiêm tốn, là người xây dựng hòa bình và không gây chiến tranh.

Niềm vui Tin Mừng - niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu

Trong số những hoa trái của Thánh Thần được Thánh Tông đồ liệt kê, tôi muốn nhấn mạnh một hoa trái, và nhắc lại những lời mở đầu của Tông huấn Evangelii gaudium: “Niềm vui Tin Mừng đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu. Những ai chấp nhận đề nghị cứu độ của Người thì được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn luôn được tái sinh” (số 1). Đôi khi có những thời khắc u buồn, nhưng mà luôn có bình an. Với Chúa Giêsu luôn có niềm vui và bình an.

Niềm vui, hoa trái của Thánh Thần, có điểm chung với mọi niềm vui khác của con người, đó là cảm giác tràn đầy và thỏa mãn nào đó, khiến chúng ta muốn nó tồn tại mãi mãi. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm, chúng ta biết rằng điều này không xảy ra, bởi vì mọi thứ ở dưới trần gian này đều trôi qua nhanh chóng: tuổi trẻ, sức khỏe, sức lực, hạnh phúc, tình bạn, tình yêu... Kéo dài trăm năm, nhưng rồi... cũng không còn nữa. Nhanh chóng qua đi. Suy cho cùng, ngay cả khi những điều này không trôi qua nhanh chóng, sau một thời gian thì chúng không còn đủ nữa, hoặc thậm chí trở nên nhàm chán, bởi vì, như Thánh Augustinô đã thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng chúng con cho Chúa, và tâm hồn chúng con khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa”.[1] Có sự khắc khoải trong lòng để tìm kiếm vẻ đẹp, bình an, tình yêu và niềm vui.

Niềm vui Tin Mừng không bị hao mòn nhưng được nhân lên khi được chia sẻ với tha nhân

Niềm vui Tin Mừng, không giống bất kỳ niềm vui nào khác, có thể được canh tân mỗi ngày và trở nên dễ lan truyền. “Chỉ nhờ sự gặp gỡ này - hay sự gặp gỡ mới mẻ này - với tình yêu của Thiên Chúa, được triển nở thành một tình bạn phong phú, chúng ta mới được giải phóng khỏi sự chật hẹp và khép kín của mình. [...] Ở đây chúng ta tìm thấy nguồn mạch và cảm hứng cho mọi nỗ lực loan báo Tin Mừng của chúng ta. Bởi nếu chúng ta đã nhận được tình yêu phục hồi ý nghĩa cho cuộc đời mình, làm sao chúng ta có thể không chia sẻ tình yêu ấy với người khác?” (Niềm vui Tin Mừng, 8). Đó là đặc tính kép của hoa trái vui mừng của Thánh Thần: nó không những không chịu sự hao mòn không thể tránh khỏi của thời gian, mà còn nhân lên bằng cách chia sẻ nó với người khác! Một niềm vui thực sự thì được chia sẻ với người khác, được lan truyền.

Thánh Philip Neri - vị thánh của niềm vui

Năm thế kỷ trước, một vị thánh tên là Philip Neri đã sống ở Roma này. Ngài đã đi vào lịch sử như một vị thánh của niềm vui. Anh chị em hãy nghe kỹ điều này: vị thánh của niềm vui. Ngài nói với những trẻ em nghèo và bị bỏ rơi cư ngụ trong trường của ngài: “Hỡi các con, hãy vui lên; cha không muốn các con bối rối hay u sầu; đối với cha, các con không phạm tội là đủ rồi”. Và một lần khác ngài nói: “Hãy là người tốt nếu các con có thể!”. Tuy nhiên, điều ít được biết đến hơn là nguồn gốc niềm vui của ngài. Thánh Philip Neri có tình yêu dành cho Thiên Chúa đến nỗi có lúc tưởng như tim ngài muốn vỡ tung trong lồng ngực. Niềm vui của ngài, theo nghĩa trọn vẹn nhất, là hoa trái của Thánh Thần. Thánh nhân đã tham gia Năm Thánh năm 1575, năm mà ngài đã làm phong phú thêm bởi việc thực hành mà sau này vẫn được duy trì, đó là viếng thăm Bảy Nhà thờ. Vào thời của ngài, ngài là một nhà truyền giáo thực sự thông qua niềm vui. Và ngài có điều này, chính là Chúa Giêsu, Đấng luôn tha thứ, tha thứ mọi sự. Có lẽ một số người trong chúng ta sẽ nghĩ: “Nhưng tôi đã phạm tội này, tội này sẽ không được tha…” Anh chị em hãy nghe kỹ điều này: Thiên Chúa tha thứ tất cả, Thiên Chúa luôn tha thứ. Và đây là niềm vui: được Chúa tha thứ. Và tôi luôn nói với các linh mục và các cha giải tội: “Hãy tha thứ mọi sự, đừng tra hỏi quá nhiều; nhưng là tha thứ mọi việc, mọi thứ và luôn luôn”.

Phải loan báo Phúc Âm với niềm vui

Từ ngữ “Phúc Âm” có nghĩa là tin vui. Vì vậy, chúng ta không thể loan báo bằng những khuôn mặt chảy dài và u tối, nhưng phải loan báo với niềm vui của những người đã tìm thấy kho báu ẩn giấu và viên ngọc quý giá. Chúng ta hãy nhớ lời khuyên nhủ của Thánh Phaolô với các tín hữu Philípphê, và bây giờ nói với chúng ta, điều chúng ta đã nghe ở đầu buổi tiếp kiến: "Anh em hãy vui luôn trong Chúa, tôi nhắc lại: vui lên anh em. Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi” (Pl 4,4-5).

Anh chị em thân mến, hãy vui với niềm vui của Chúa Giêsu ở trong lòng anh chị em. Cảm ơn anh chị em!

Vào cuối buổi tiếp kiến chung, cộng đoàn cùng hát kinh Lạy Cha và sau đó Đức Thánh Cha ban phép lành cho tất cả mọi người.

[1] Confessioni, I, 1.